Xin chào bác sĩ! Bạn gái tôi bị rối loạn tiền đình, dạo này có nhiều triệu chứng đau đầu liên tục và không dứt, lúc đau thì nhức ở phía dưới 2 gò má và toàn bộ vùng đầu. Hiện tại vẫn chưa dùng thuốc gì để điều trị, mỗi lần đau là phải nằm nghĩ hoặc ngủ kéo dài để quên. Thông thường đi nắng hay mưa về cũng nhức đầu. Tập trung làm việc hay bị căng thẳng cũng nhức đầu và rất mệt mỏi. Mong các bác sĩ tư vấn tình trạng này giúp tôi.xin cám ơn!
Trả lời:

Chào bạn

Rối loạn tiền đình có nhiều nguyên nhân là các tổn thương từ hệ thần kinh, tim, mắt, tai, tâm thần,..hoặc cũng có thể do thuốc. Do vậy, để điều trị được bệnh cần tim được nguyên nhân gây ra bệnh. Nhưng bạn mô tả, bạn gái bạn bị khá nặng và chưa uống thuốc điều trị nên tôi khuyên bạn nên đưa bạn gái đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, điều trị thì mới mong khỏi bệnh. Ngoài ra, một số lời khuyên cũng như phương pháp tập luyện giúp bạn gái bạn khắc phục được tình trạng bệnh như

Luyện tập động tác với đầu và cổ: Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10-15 lần). Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, vặn cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).

Dùng tay xoa mặt, mắt, tai: Hai bàn tay miết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).

 Tập thể dục như bình thường, vừa sức nhưng phải làm được 3 động tác cơ bản: Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút. Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (nhớ là quay cả mặt). Làm 10 lần.

Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn, cần điều chỉnh các thói quen, lối sống: để đèn ngủ sáng; không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính; hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá; tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích; tránh thay đổi tư thế đột ngột; không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh; giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt; tránh leo trèo cao; không đọc sách báo khi ngồi trên ôtô; ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.

Chúc bạn sức khỏe

 Chuyên viên bệnh thần kinh