Chào bác sĩ, cháu tên là Long, năm nay cháu 23 tuổi. Đã 4 tháng nay, cháu cảm thấy trong người không bình thường, làm bất cứ việc gì cũng hồi hộp, lo lắng, tim đập nhanh, đánh trống ngực, kể cả khi chuẩn bị đi ngủ. Cháu rất hay nghĩ ngợi linh tinh, luôn cảm giác sợ hãi dù không rõ nguyên nhân. Cháu cũng rất hay bị căng thẳng, không thể điều khiển được suy nghĩ của mình theo chiều hướng tiêu cực. Mỗi khi căng thẳng như vậy, cháu cảm thấy mình mệt mỏi, kiệt sức, toàn thân đau nhức, mất tập trung, thường xuyên mất ngủ. Cháu đã đi khám ở viện Bạch Mai, bác sĩ kết luận kết quả bình thường. Tuy nhiên, cháu rất lo lắng, cháu luôn cảm thấy mình mắc bệnh rất nghiêm trọng mà các bác sĩ không thể tìm ra và khắc phục được. Cháu cũng đã tìm hiểu trên mạng thì được biết các dấu hiệu của cháu gần giống như bệnh suy nhược thần kinh. Vậy có phải cháu bị suy nhược thần kinh không? Có cách nào chữa khỏi bệnh của cháu không?
Trả lời:

Chào cháu Long,

Theo các triệu chứng cháu mô tả là mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ, mất tập trung, hồi hộp, tim đập nhanh, đánh trống ngực,… đã kéo dài 4 tháng, đi khám không có bất thường ở tim thì khả năng cháu mắc rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh là rất cao. Suy nhược thần kinh là bệnh lý liên quan sự căng thẳng tâm lý. Dấu hiệu thường gặp của bệnh là các triệu chứng mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức, tim đập nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, nghi bệnh, ... kéo dài từ 3 tháng trở lên.

Mệt mỏi là tình trạng có thể gặp phải ở bất kì ai khi vận động thể lực quá mạnh, lao động trong thời gian dài. Mệt mỏi sinh lý rất dễ phục hồi, chỉ cần nghỉ ngơi, chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và ngủ nghỉ đầy đủ. Nhưng mệt mỏi do suy nhược thần kinh không như vậy, đó là tình trạng mệt mỏi kéo dài qua nhiều ngày, có nghỉ ngơi, ăn uống cũng khó để trở lại tình trạng như ban đầu, càng ngủ càng mệt, uể oải, không còn sức lực. Bên cạnh mệt mỏi, các triệu chứng của suy nhược thần kinh còn có căng thẳng, mất ngủ, đau nhức mình mẩy, suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, uể oải, kiệt sức, kèm các triệu chứng trên tim như hồi hộp, tim đập nhanh, đánh trống ngực, hay lo lắng, căng thẳng, tức giận,… , các triệu chứng trên hệ tiêu hóa như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, chán ăn,… Nghi bệnh cũng là một đặc điểm của người bệnh suy nhược thần kinh. Họ luôn cảm thấy mình mắc bệnh nghiêm trọng dù khi đi thăm khám bác sĩ kết luận không có dấu hiệu bất thường và nghĩ rằng bác sĩ kết luận sai. Các triệu chứng này diễn biến từ từ và được chẩn đoán là suy nhược thần kinh khi kéo dài từ 3 tháng trở lên.

Để điều trị suy nhược thần kinh, cháu nên tới thăm khám tại chuyên khoa tâm thần- thần kinh, các bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp, làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp tùy theo tình trạng thực tế của cháu. Bên cạnh đó, cháu có thể tham khảo sử dụng kết hợp với các thực phẩm chức năng có thành phần từ thảo dược thiên nhiên như hợp hoan bì, ngũ vị tử, viễn chí, táo nhân, hồng táo,… Đây là các thảo dược đã được dân gian sử dụng hàng nghìn năm nay, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi kép dài, chữa mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực,…; có tác dụng rất tốt trong việc phòng và hỗ trợ các bệnh tâm lí như trầm cảm, rối loạn lo âu, suy nhược thần kinh…