Chào bác sỹ, bố em (60 tuổi) mới nghỉ hưu từ giữa năm ngoái, nhưng sau đó bố em ít nói, buồn bã và hay bực tức, cáu gắt vô duyên vô cớ. Em có tâm sự và chia sẻ với bố nhưng bố nói không có chuyện gì, bố hoàn toàn bình thường. 2 tháng trước, em có đưa bố đi khám thì bác sĩ nói bố em bị trầm cảm nhẹ, có thể là do chưa thích nghi được với sự thay đổi khi về hưu. Bác sĩ có kê cho bố em một số thuốc về dùng và cũng thấy cải thiện đôi chút. Em muốn hỏi bác sỹ là bệnh trầm cảm để lâu có nguy hiểm không và em cần chăm sóc bố như thế nào để bố chóng khỏi bệnh ạ? Em cảm ơn bác sỹ!
Trả lời:

Chào bạn!

Đối với nhiều người, việc thay đổi môi trường sống, môi trường làm việc đôi khi cũng ảnh hưởng tới tâm lý. Bố bạn cũng đã có tuổi nhưng ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này nên dẫn tới trầm cảm là điều dễ hiểu. Điều nguy hiểm nhất ở chứng trầm cảm là nguy cơ tự tử ở người bệnh. Nếu để lâu không được điều trị, trầm cảm sẽ nặng lên, khiến người bệnh rơi vào trạng thái chán nản, tuyệt vọng và dẫn đến hành vi tự tử. Ngoài ra, trầm cảm còn gây ảnh hưởng đến tim mạch, hệ thống miễn dịch, gây mất ngủ, stress làm sức khỏe người bệnh ngày một sa sút.

Thời gian này, bạn nên quan tâm đến bố nhiều hơn, khuyến khích bố tham gia các hoạt động cộng đồng, giao lưu, chia sẻ với mọi người để giải tỏa tinh thần. Bạn cần giúp bố có một lối sống khoa học, điều độ như ăn ngủ đầy đủ, đều đặn, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày, thiền hay khí công dưỡng sinh cũng rất phù hợp với độ tuổi của bố bạn để cải thiện tâm trạng và kiểm soát cảm xúc. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

Trầm cảm là chứng bệnh có thể chữa được. Phác đồ điều trị mà bác sĩ kê cho bố bạn có hiệu quả thì bạn nên tiếp tục cho bố sử dụng và tái khám theo chỉ dẫn. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo cho bố sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, có tác dụng cải thiện trầm cảm, an toàn và không có tác dụng phụ.