Táo nhân có tác dụng dưỡng tâm an thần, liễm hãn, chủ trị các chứng huyết hư tâm phiền, mất ngủ, hồi hộp, ra mồ hôi (tự hãn và đạo hãn). Theo y học cổ truyền, táo nhân được xem là vị thuốc còn có tác dụng tốt cho người bệnh mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm do suy nhược thần kinh. Vậy làm sao để phát huy được tối đa tác dụng này của táo nhân?
Tìm hiểu về tác dụng của vị thuốc táo nhân cho người mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm do suy nhược thần kinh
Cây táo chua (táo ta) tên thực vật là Ziziphus Jujuba var spinosa thuộc họ táo ta (Rhamnaceae). Táo nhân là nhân phơi hay sấy khô của quả táo chua dùng làm thuốc. Theo đông y, táo nhân có đặc điểm:
- Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, tính bình. Quy vào ba kinh tâm, can và đởm.
- Tác dụng: Bổ can đởm, dưỡng tâm an thần, làm thuốc mạnh dạ dày, tư dưỡng.
- Chủ trị: Hư phiền không ngủ, hồi hộp hay quên, tân dịch ít, cơ thể yếu, nhiều mồ hôi.
- Thành phần: Betulin, betulic acid, jujuboside, jujubogenin, ebelin lactone, một số saponin khác, vitamin C và nhiều loại vitamin khác. Trong lá táo có rutin và quexetin.
Theo y học cổ truyền, táo nhân được xem là vị thuốc còn có tác dụng tốt cho người bệnh mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm do suy nhược thần kinh
Trích đoạn Y văn cổ:
- Sách Bản kinh: "Chủ tâm phúc hàn nhiệt, tà kết khí tụ, chân tay đau nhức thấp tý, uống lâu ngũ tạng được yên, người khỏe, kéo dài tuổi thọ".
- Sách Danh y biệt lục: "Chủ cửu tả (tiêu chảy lâu ngày), phiền khát ra mồ hôi trộm (hư hãn), bổ trung, ích can khí, kiện gân cốt, trợ âm khí".
- Sách Bản thảo đồ kinh: "Trường hợp ngủ nhiều, dùng Táo nhân sống, mất ngủ dùng Táo nhân sao".
- Sách Bản thảo cương mục: "Táo nhân vị chua tính thu, chủ bệnh can, hàn nhiệt kết khí tê nhức, cửu tả, chứng đầy đau dưới rốn, nhân của Táo ngọt mà nhuận, dùng chín trị được chứng đởm hư không ngủ được, phiền khát mồ hôi trộm".
Theo kết quả nghiên cứu của y học hiện đại:
- Thực nghiệm chứng minh Táo nhân sống và sao đều có tác dụng an thần gây ngủ, thành phần có tác dụng là saponin.
- Táo nhân có tác dụng đối kháng với chứng cuồng do Morphin, hỗ trợ trong điều trị căng thẳng và mất ngủ.
- Thuốc có tác dụng hạ áp và chống loạn nhịp tim, ngăn chặn tình trạng tim đập nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp ở người bệnh suy nhược thần kinh.
Ứng dụng lâm sàng của táo nhân
1. Trị chứng suy nhược thần kinh: Váng đầu, hoa mắt, mất ngủ, ra nhiều mồ hôi, bức rứt hồi hộp, thuốc có tác dụng dưỡng tâm, an thần dùng:
- Bài thuốc 1: Sao Táo nhân 15 - 20g, Tri mẫu, Bạch linh đều 12g, Xuyên khung, Cam thảo đều 6 - 8g, sắc uống.
- Bài thuốc 2: Sao Táo nhân 16g, Chích Viễn chí, Xương bồ đều 8g, Đảng sâm, Phục linh đều 12g, Cam thảo 4g, sắc nước uống. Trị hay quên, mộng nhiều, ăn ít, mệt mỏi.
2. Trị chứng âm hư ra mồ hôi trộm:
- Bài thuốc 1: Sao Táo nhân 20g, Đảng sâm, Phục linh đều 12g tán bột, uống với nước cơm hoặc sắc uống.
- Bài thuốc 2: Sao Táo nhân 20g, Can địa hoàng đều 20g, Gạo tấm 40g, sắc uống trị bệnh lao phổi, mất ngủ, sốt đêm ra mồ hôi trộm.
Để tiện cho việc sử dụng và tăng hiệu quả điều trị, hiện nay toan táo nhân đã được phối hợp với nhiều thảo dược như Hợp hoan bì, Uất kim, Câu kỷ tử, Lecythin, Vitamin PP tạo thành viên nén Kim Thần Khang dùng cho bệnh nhân suy nhược thần kinh gây mất ngủ, trầm cảm, stress…
Kim Thần Khang hiện có phân phối tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Bạn có thể tìm các nhà thuốc có bán sản phẩm gần nhất bằng cách truy cập đường link: Điểm bán Kim Thần Khang. Lưu ý, sau khi mua sản phẩm, bạn nên dùng với liều 4 - 6 viên/ngày, chia 2 lần, uống trước bữa ăn 30 phút để đạt hiệu quả tối đa.
95% người dùng Kim Thần Khang hài lòng về hiệu quả cải thiện mất ngủ, rối loạn lo âu, trầm cảm do suy nhược thần kinh
Mong rằng, qua bài viết trên đây, bạn đọc có thể lựa chọn được thực phẩm chữa suy nhược thần kinh phù hợp. Đồng thời, đừng quên kết hợp sử dụng Kim Thần Khang với thành phần từ táo nhân hỗ trợ mỗi ngày để giúp nâng cao hiệu quả nhé!