Mất ngủ hay khó ngủ là chứng bệnh gây giảm chất lượng cuộc sống của rất nhiều người. Đây là hiện tượng không ngủ được về đêm hoặc sau khi tỉnh giấc không thể ngủ lại được nữa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ nhưng điển hình nhất trong số đó là chứng suy nhược thần kinh. 

Đối với mỗi người, giấc ngủ là tình trạng nghỉ ngơi tự nhiên theo chu kỳ của thể xác và tâm thần. Trong khi ngủ, người ta thường nhắm mắt và mất ý thức một phần hay hoàn toàn do đó sẽ giảm các vận động cũng như phản ứng đối với kích thích bên ngoài. Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng, giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Thời gian ngủ trung bình của một người bình thường khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm (dao động từ 4-11 tiếng). Giấc ngủ được nhìn nhận có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy cơ thể khỏe khoắn khi thức dậy… Các khảo sát cho thấy, thời gian ngủ của con người giảm dần theo tuổi tác. Tuổi càng cao thì thời gian ngủ ban đêm sẽ càng ít.

nguyen-nhan-gay-mat-ngu-do-ap-luc-cong-viec.webp

Áp lực cuộc sống là nguyên nhân chính gây mất ngủ 

Một số triệu chứng của hiện tượng mất ngủ bao gồm: khó ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt. Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Còn khi mất ngủ kéo dài, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm sức tập trung chú ý. Đặc biệt, dù mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đều ảnh hưởng đến khả năng làm việc, học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc,… 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mất ngủ: do các bệnh lý (dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, tăng huyết áp, hen phế quản,…); do lịch làm việc thay đổi bất thường, áp lực dẫn đến căng thẳng thần kinh, stress; do sử dụng các chất kích thích thần kinh (café, thuốc lá, rượu,…) hay do các bệnh lý về tâm thần. Theo ước tính, khoảng 35-50% trường hợp mất ngủ mạn tính có liên quan đến bệnh lý tâm thần, điển hình là suy nhược thần kinh hay còn gọi là tâm căn suy nhược 

Suy nhược thần kinh là một chứng bệnh có liên quan chặt chẽ đến trạng thái trầm cảm hay rối loạn lo âu. Mất ngủ vừa là triệu chứng chủ yếu, vừa là hậu quả của suy nhược thần kinh. Ở một số người, tuy họ ngủ ít nhưng ban ngày vẫn có thể tràn trề tinh thần làm việc, học tập, đầu óc sáng suốt, tâm trạng bình ổn. Còn mất ngủ do suy nhược thần kinh sẽ làm cho con người mệt mỏi, cáu gắt, muốn ngủ nhưng không ngủ được. 

Để điều trị mất ngủ do suy nhược thần kinh, trước hết cần loại bỏ tận gốc rễ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Người bệnh nên có chế độ lao động và sinh hoạt hợp lý (chú trọng đảm bảo dinh dưỡng, bồi bổ cơ thể), tránh căng thẳng; điều trị các bệnh thực thể mạn tính kèm theo,... Một số loại thuốc thường được bác sỹ chỉ định là thuốc tăng cường dinh dưỡng tế bào thần kinh, tăng tuần hoàn, an thần, giải lo âu, tuy nhiên, chỉ giảm được các triệu chứng mất ngủ tạm thời. 

Hiện nay, để tăng cường tác dụng điều trị chứng bệnh mất ngủ do suy nhược thần kinh, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đang có xu hướng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, an toàn khi sử dụng lâu dài, điển hình trong số đó là sản phẩm này có thành phần chính là hợp hoan bì. Hợp hoan bì là một vị thuốc có tác dụng an thần kinh, giải trầm uất và tăng cường lưu thông máu, kết hợp với các dược liệu quý khác như: hồng táo, viễn chí, uất kim, ngũ vị tử, toan táo nhân, nicotinamid, phosphatidylcholin… nên có tác dụng dưỡng tâm, an thần kinh, giúp làm giảm các triệu chứng mất ngủ, trầm cảm lo âu, căng thẳng và cải thiện sức khỏe toàn trạng của cơ thể. Chính vì vậy, sản phẩm là một bài thuốc toàn diện giúp cải thiện triệu chứng: đau đầu, hồi hộp, đánh trống ngực, căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể,… ở những người mất ngủ do suy nhược thần kinh. 

SNTK

Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên duy trì sử dụng sản phẩm với liều 2-4 viên/lần, 2 lần/ngày và dùng theo đợt từ 3-6 tháng.